Phát triển PGNT tại Đà Lạt  

Posted by Chơn Minh in

Hướng nhìn về phát triển PGNT tại Đà Lạt
Mimosa
Từ thập niên 70 đến nay, PGNT đã vắng bóng taị Đà Lạt, có chăng với một Tịnh Xá Định Quang vắng ngắt như hiện nay . Vậy nếu như Bửu Sơn Tự xuất hiện trở lại dưới hình thức một ngôi tháp Xá Lợi đặc thù Nam Tông thì cần phải như thế nào để Bửu Sơn có thể hòa nhập vào sinh hoạt tôn giáo Đạo Phật gồm Bắc Tông và hệ phái Khất sĩ ở thành phố mù sương đậm chất du lịch này.
Thật vậy, nếu như ở tại nước ta chấp nhận nhiều hệ phái Phật giáo và PGNT chỉ là một trong những hệ phái Phật giáo tại Việt Nam thì tại nước ngoài , ở các quốc gia như: Cambốt, Thái, Lào, Ấn, Miến Điên , Tây Tạng, Singapore hay Srilanka đại bộ phận là PGNT bên cạnh thiểu số các nước theo Phật giáo “Bắc Tông” như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc v.v…
Vậy phải làm gì, để sống còn, để phát triển ,để hoà nhập vào sinh hoạt tâm linh tôn giáo và để được người dân Đà Lạt hoan hỷ chấp nhận hầu mang ánh sáng chánh pháp đến quần chúng nhân dân tại địa phương và các khách hành hương vãng lai hay lui tới xứ sở hoa anh đào này trong bối cảnh của ô nhiễm môi trường , sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, những thay đồi đợt ngột của khí hậu v..v…..Từng ấy yếu tố có thể cho ta thấy có mối tương quan nào trong việc tu tập không ?http://buusonpagoda.blogspot.com/2009/09/phat-trien-pgnt-tai-lat.html
Điểm cốt tủy trong thiền quán Minh sát Tuệ , là dòng thiền cổ xưa nhất của Phật Giáo , là xem xét sự vật thực tại như nó đang là chứ không phải nó phải là theo ý ta . Nhìn vào thực tế sinh hoạt tôn giáo tại Đà Lạt , Lâm Đồng ngoài thiên chúa giáo ra thì sinh hoạt của phật giáo được quy tụ vào 2 hệ phái Bắc tông và Khất sĩ cùng một số tín ngưõng dân gian theo Lão giáo, người dân Đà lạt đã từng sống theo thói quen xem phật giáo là một tôn giáo , một tín ngưỡng xem Đức Phật là đấng ban ân phước cho mọi người và hình ảnh tu sĩ PG là ăn chay và sống đạm bạc , đồng thời thích nghe pháp thoại là những bài thơ vần có giai điệu hay tiềt tấu trầm trầm mà nguổn băng xuất phát từ nhiều nơi , nhiều nội dung đạo đức cơ bản và thi phú giống nhau thậm chí cả ngưồn băng nước ngoài .
Đầu đèo Prenn với Tịnh Xá Ngọc Thiền của Hòa Thượng Giác Ngộ . từ ngã ba Ông Phật vào trong Hồ Tuyền Lâm sừng sững với một Trúc Lâm của Ngài Thanh Từ . Rải rác tù lưng đèo vào trong Đá Lạt đường trên cũng như đuờng Mimosa ta chạm với Chùa Tàu , chùa Linh Sơn và mới đây vừa khánh thành ngôi già lam tuyệt mỹ Tịnh xá Ngọc Đà của ĐĐ Giác Hoàng với sự tham dự của trên dưới 5000 phật tử các nơi tụ về , còn nữa và nhiều nữa …
PGNT với 1 quan điểm tu tập và hành đạo cùng hoằng pháp hoàn toàn khác ngay cả thiền tập (khác hẳn thiền niệm Phật), ăn mặn ( lại không ăn chay), pháp thoại thì không ê a, không dưới dạng những lời kinh thơ thì liệu có chinh phục được tâm lý Phật tử ở tại địa phương không ?
Chỉ riêng hình ảnh nhà sư ăn mặn có làm cho Phật Tử cảm thấy bị sốc về mặt tâm lý không? (Một phật tử theo phái Khất Sĩ tên L.K.N nhà ở đường Mimosa tâm sự : “Nhà Sư mà ăn mặn là tụi tôi thấy lung bùng, khó gần được vì cảm thấy ông sư này giống như người đời chưa kể tụi tôi thấy lác đác mấy ông sư Nam Tông đến ngủ nhờ tại tịnh xá NT- ĐL mà trên môi phì phèo điếu thuốc trông không giống con giáp nào. Nhà sư mà hút thuốc nói pháp thoại mà miệng hôi mùi thuốc như vậy có oai nghi không ?”
Nguyên văn câu nói trên là nỗi trăn trở của tôi khi nhìn thấy được những cái khó khăn mà các tu sĩ Nam Tông nói chung và tu sĩ PGNT trong tương lai tại Bửu Sơn tự nói riêng phải đối mặt.
Trong bối cảnh chung về sự phát triển Phật giáo tại Lâm Đồng thiết tưởng đây là một thực tế mà vị tu sĩ trụ trì chùa Bửu Sơn Tự trong tương lai ( Nếu như chùa được thành lập ) cần tham khảo , cần chiêm nghiệm để tồn tại trong quần thể sinh hoạt tôn giáo tại Đà Lạt .
Chúng ta vừa không muốn một sinh hoạt vắng lặng của một Bửu Sơn Tự thời xưa mà chúng ta lại đáp ứng được với cái nhìn của các vị tôn túc đồng tu trong hệ phái PGNT .Thực tại hiện tiền cho thấy thực tế hiện nay khác với xưa nhiều lắm không thể nào khăng khăng tu theo mình suy nghĩ vì Đà Lạt không như những nơi khác có một cơ cấu tâm linh đặc thù riệng.
Chùa Bửu Sơn được coi như ở địa đầu giới tuyến nơi gặp gỡ của mọi khuynh hướng , mọi quan điểm . mọi cái nhìn từ thông cảm lẫn hẹp hòi , rộng lượng đến khe khắt .
Vậy phải chuẩn bị và bắt đầu như thế nào đây ??
Muốn thuyết phục phật tử đến với Phật giáo nguyên thuỷ tại Đà Lạt một cách không dị ứng thì giải pháp sư ở chùa Bừu Sơn nên ăn chay đó là một giải pháp ưu tiên và thượng sách cần được đề cập ( chúng ta đừng nên nghĩ mình lại là những Bà La Môn thời Đề Bà Đạt Đa ) và việc xây dựng lực lượng phật tử trẻ tuổi (thanh thiếu niên) dưới dạng gia đình phật tử và phải tổ chức cho các em học tập giáo lý và thâm nhập Phật giáo và hiểu chánh pháp của Đấng Tử Phụ bằng những hoạt động "  Chơi mà học , Học mà chơi "là ưu tiên thứ hai .
Dưới những buổi sinh hoạt Phật pháp tuỳ theo tâm sinh lý trẻ bổ ích cho một cách giáo dục đạo đức con người và hỗ trợ phát quà cho các em nào có kết quả học tập cuối năm tốt: việc bám rễ tại địa phương đây là một yêu cầu không được xem nhẹ, thì những bước đi ban đầu là những bước đi căn bản mà vị trụ trì cần quan tâm….
Thế nên, ta chấp nhận lùi một bước trước một thực tại hiện hữu để tiến hai bước là phát triển Phật giáo nguyên thuỷ tại đây về mọi mặt như ý nguyện cốt sao cho mọi người , mọi phật tử hiểu rằng Đạo Phật là nếp sống chứ không phải là một tôn giáo , hạn chế dần những hủ tục , mê tín trong sinh hoạt tâm linh của người dân và nhận ra chánh pháp của đức Phật thể hiện trong thực tại cuộc sống .
“Lòng từ bi, nụ cười, một quyết tâm, một thái độ mềm mỏng, một sự nhuẫn nhịn và giữ thái độ kiên nhẫn sẽ giúp Bửu Sơn Tự trường tồn tại xứ sở mimosa này.

This entry was posted on Thứ Tư, 15 tháng 7, 2009 at 08:36 and is filed under . You can follow any responses to this entry through the comments feed .

0 nhận xét

Đăng nhận xét