PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY Ở ĐÀ LẠT  

Posted by Chơn Minh in

Bửu Sơn Tự ở Đà Lạt
Biên soạn Sadi.: Sacca Vijjo


Ngồi trên xe khách chất lượng cao để lên Đà Lạt hay về TP.Hồ Chí Minh, du khách không ai mà không để ý thấy hay không biết ngã ba ông Phật lộ thiên giữa đường đèo Prenn, Đà Lạt sát bên khu dã ngoại thác Datangla và ngay ngã ba đường vào Trúc Lâm Thiền Viện
Tượng Phật ngồi đó, không biết tự bao giờ mà theo dân địa phương cho biết tại đây từ 1965 đã có một ngôi chùa lấy tên là Bửu Sơn tự do một vị sư hệ phái Nam Tông (PGNT.Theravada) sáng lập đó là Ngài cố trưởng lão Hòa Thượng Giới Nghiêm, nhưng sau do tình hình an ninh bất ổn nên chùa bị phá bỏ và chỉ còn trơ lại nền chùa cùng một pho tượng Phật uy nghi ngồi dưới cội bồ đề đã hàng chục năm tuổi . Có tin đồn rằng tượng Phật này rất linh , có lúc đã bị đánh cắp, nên khi đi du lịch hành hương hàng năm du khách thường ghé vào, khấn vái thắp nhang cầu nguyện.

Tôi, cũng như bao khách vãng lai khác vô tình dừng xe Honda trên dốc đá, vào một chiều mây mù ảm đạm tháng bảy mưa ngâu. Khi cơn mưa đã đi qua, chỉ còn lác đác vài giọt rơi buồn tênh giữa cái trầm buồn của tiết thu tháng 7. Thấy lòng mình se lại và dòng tư tưởng ngưng đọng , xót xa cho một cảnh chùa mà quá khứ đã làm nó đổ nát và hiện tại nó vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt với bức tượng Thích Ca Mâu Ni.

Sự việc này đã khiến người dân khu phố 7, tổ 80 phường 3, Đà Lạt và du khách hết sức đau lòng , tất cả đều trông chờ được chính quyền Tỉnh Lâm Đồng tái xác nhận sự hiện hữu của chùa Bửu Sơn ,là tài sản hợp pháp của GHPGVN theo tinh thần của điều 28 chương VI Hiến chương GHPGVN, và được luật pháp bảo hộ theo tinh thần của điều 26 chương IV Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo và cho phép tôn tạo lại một di tích văn hóa của Phật giáo nguyên thủy nơi thành phố mù sương này .

Hoa Thuong Truong Lao  

Posted by Chơn Minh in

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG GIỚI NGHIÊM
(THITASÌLA MAHATHERA)
(1921 - 1984)
Quốc An ( sưu tập )
Nguyên:
- Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo Nguyên Thủy 
   (Theravàda) Việt Nam.
- Thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt 
   Nam.
- Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
- Phó Chủ Tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam - Campuchia.
Hòa thượng Giới Nghiêm (Thitasìlamahathera), thế danh Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5/5/1921 tại làng Giạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống đạo đức lâu đời.
Năm 9 tuổi, Ngài đã xuất gia Sadi tại chùa Bằng Lăng-Huế thuộc Bắc Tông .
Năm 1940, Ngài đã vào Đà Nẵng tu tại chùa Phổ Đà và thọ Đại Giới đàn Tỳ kheo, thuộc hệ phái Bắc tông.
Bấy giờ, Phật giáo Nam tông (Theravàda) bắt đầu du nhập vào Việt Nam, nhờ vậy Ngài có cơ hội nghiên cứu giáo lý Nguyên Thủy. Vốn tâm cơ linh mẫn, bén nhạy, và do túc duyên của nhiều đời nhiều kiếp, Ngài cảm thấy đây mới thật đúng là Chánh Pháp, là giáo lý chơn truyền chưa hề bị pha trộn, xen tạp các tư tưởng của các đạo giáo khác. 

Hồi Ức  

Posted by Chơn Minh in

Bửu Sơn Tự, gian nan một chặng đường
Chơn Minh sưu tập

1.Ngày14/11/1996:Hòa Thượng Siêu Việt PCT.HĐTS.TW.GHPGVN Tăng Trưởng Hệ Phái Nam Tông làm đơn với sự xác nhận của HT Thích Hiển Pháp ( Ban Thường Trực TW/GHPGVN ) và HT. Thích Từ Mãn (Trưởng BTS/GHPG Tỉnh Lâm Đồng ) gửi UBND.Tỉnh Lâm Đồng xin phục hồi Bửu Sơn Tự - Đà Lạt .( ảnh bên )

2) Ngày 27/11/1996: với giấy giới thiệu số 16/VP2/GT .Văn Phòng 2 GHPGVN tại Tp/ HCM cấp giấy giới thiệu Thượng Tọa Thích Tăng Định(VP/ Ban PGQT–Trụ Trì chùa Kỳ Viên ) thay mặt HT Siêu Việt đến BTS/GHPG Tỉnh Lâm Đồng để liên hệ khởi đầu sự việc xin phép phục hồi Bửu Sơn Tự .( ảnh dưới )
3) Ngày 12/07/1977 bằng công văn số 54/VT/BTS H.T Thích Từ Mãn đưa ra ý kiến dung hòa về việc đề nghị UBND-Tỉnh và BTG xét cấp cho Giáo hội một khu đất khác gần nền chùa cũ vì lý do khu đất Bửu sơn Tự nằm trong diện bị giải tỏa theo quy hoạch.

BẢO THÁP XÁ LỢI CHÙA BỬU SƠN - ĐÀ LẠT  

Posted by Chơn Minh in

Xây dựng bảo tháp
thờ Đức Phật
Tại khu đất Bửu Sơn Tự-Đà Lạt 

Trần Đức

( Bài viết trên Báo Giác Ngộ số 546 ngày 17.07.2010 )
( Cung cấp tư liệu : Chơn Minh)

Bửu Sơn Tự được hình thành từ những năm 1970 trên khu vực giữa đèo Prenn , gần khu du lịch Thác Datangla ( đầu ngã ba đường vào Thiền viện Trúc Lâm ), do cố Trưởng lão HT.Giới Ngiêm( hệ phái Nam Tông) sáng lập. Do tình hình trước năm 1975 khu vực này bất ổn nên chùa bị phá bỏ, còn lại nền và pho tượng Phật uy nghi dưới cội bồ đề. Tuy tượng Phật chơ vơ không người chăm sóc, tất cả du khách qua lại đèo Prenn đều ghé vào chiêm bái, cầu nguyện.
Từ năm 1996 trở lại đây, cố HT. Siêu Việt, Phó Chủ Tịch HĐTS, Tăng trưởng hệ phái Phật Giáo Nam tông đã có văn bản xin phục hồi Bửu Sơn Tự trên diện tích đất 16ha. Tuy nhiên, cho rằng đây là rừng đặc dụng, UBND tỉnh Lâm Đồng đã không chấp thuận việc phục hồi đất và chùa Bửu Sơn ( Công văn 3404/UB ngày 19-10-2001 ); chỉ cho phép sơn sửa lại tượng Phật và các phần hư hỏng chung quanh. VP II HĐTS trong ( công văn số 247/CV/HĐTS ngày 08-07-2005 ) đã đề nghị các cấp lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng giải quyết và cho tôn tạo lại Bửu Sơn Tự vì đây là giáo sản của hệ phái Nam tông.
Trước những yêu cầu phục hồi Bửu Sơn tự, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra Công Văn 5863/UB ngày 28-09-2006 gửi BTS PG Lâm Đồng chấp thuận xây dựng mái che tượng Phật chùa Bửu Sơn –
Thượng Tọa Tăng Định đã ủy nhiệm cho TT. Giới Đức, trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Thừa Thiên Huế xúc tiến bản vẻ thiết kế xây dựng mái che tượng Phật.
Ngày 10-12-2009, TT.Giới Đức đã gửi bản vẽ thiết kế bảo tháp xá lợi thờ tượng Phật về Sở xây dựng Tỉnh Lâm Đồng. Tuy vậy, công việc có tiến triển chậm là do HT. Giới Đức đã thiết kế trong bản vẽ một số chi tiết, đường nét nghệ thuật cũng như bố cục thêm để nét kiến trúc bảo tháp được hài hòa, tôn thêm cánh trí cho khu vực, như vậy đòi hỏi diện tích khu vực xây bảo tháp được thoáng hơn.
                 Sư Giới Đức ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh )
Trao đổi với chúng tôi, TT.Viên Thanh, Phó BTS PG Lâm Đồng đã xác nhận việc xúc tiến các thủ tục, bản vẽ để xây dựng bảo tháp xá lợi thờ Đức Phật tại khu đất Bừu Sơn tự đe Prenn đã hoàn tất và chuyển cho các cơ quan chức nạng. TT Viên Thanh cho biết quan điểm của BTS – Phật Giáo Lâm Đồng mong muốn đất và chùa Bửu Sơn được phục hồi từng bước, vì đây là giáo sản của tỉnh hội PG Lâm Đồng. Việc thực hiện phục hồi đất và Bửu Sơn tự không thể cùng lúc được.Thường trực BTS PG hoan hỷ việc tạo điều kiện xây dựng bảo tháp thờ Phật của UBND tỉnh Lâm Đồng,những gì của quá khứ cần được giải quyết từng bước thích hợp theo thời điểm-TT.Viên Thanh bày tỏ.

Chúng tôi (NV) mong muốn các ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng quan tâm và nếu có thể xét cấp hẳn diện tích đất thích hợp với việc xây dựng bảo tháp Đức Phật để tạo cảnh quan tâm linh phục vụ hành hương cho Tăng Ni,Phật tử và du khách .


Tháp xá lợi Bửu Sơn Tự 2010
Thực Hiện mô hình : Sư Giới Đức ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh )
đang xin giấy phép xây dựng


Hòa Thượng Thích Tâm Hỷ  

Posted by Chơn Minh in

Vị Trụ Trì cuối cùng

Biên soạn: Quốc An
Con đường quốc lộ trải dài qua khu công nghiệp Nhơn Trạch đầy bụi đỏ từ những công trình đang xây dựng và dưới cái nắng hanh vàng của những ngày cuối đông năm Kỷ Sửu mà tôi nhớ không lầm hôm nay là ngày 1 tháng chạp, chiếc Vespa cổ lao nhanh về phía ngã ba Nhơn Trạch, Tỉnh Long Thành Đồng Nai hòa vào dòng xe cộ hối hả xuôi ngược trong công việc của những ngày giáp tết, còn tôi như bao nhiêu người khác thì lại nôn nóng tìm về cội nguồn của chùa Bưu Sơn để tìm ra bóng dáng sư Tâm Hỷ, vị trụ trì cuối cùng của ngôi già lam tại Đà Lạt này sau khi bị bỏ phế từ cuối năm 1978..Theo tài liệu còn lưu giữ  thì ngài Tâm Hỷ được HT. Ẩn Lâm ( Tăng Thống PGNT) bổ nhiệm làm trụ trì theo QĐ số 0565VP/GH ngày 30 /01/1977 thay cho Đại Đức Trí Đức lúc đó đã trụ trì Bửu Sơn Tự từ 02/06/1975 chuyển làm trụ trì chùa khác  . Từ 1978 ngài Tâm Hỷ chuyển về ngã ba Phước Thiền, khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành và ngụ trong một trong tịnh thất cũ kỹ , rêu phong nằm trong một con ngõ hẹp nghe nói Tinh Thất đã được bàn giao cho Sư Bửu Chánh để trùng tu lại thành một ngôi chùa Theravada mới ở Long Thành.

Tiểu Sử  

Posted by Chơn Minh in


Vài nét về Sư Giới Đức
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Sưu tập : Đức Minh ( Trên Google.com.vn )

Minh Đức Triều Tâm Ảnh là bút hiệu của tỳ kheo Giới Đức, là một trong những người sáng lập ra chùa Huyền Không (Huế) từ mái chùa lá ở đèo Hải Vân trước năm 1978. Ông là một nhà sư giỏi thơ văn, am tường hội hoạ và trang trí mỹ thuật. Đồng thời ông cũng là một trong những người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21.
Thượng tọa thế danh Nguyễn Duy Kha sinh ngày 19 tháng 7 năm 1944 tại Giạ Lê thượng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Duy Hoan và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sừng.
Ông xuất gia năm 1973; thọ giới Sa di năm 1973 và thọ giới Tỳ kheo lúc 9 giờ 58 phút, ngày 17 tháng 2 năm 1977 tại chùa Tam Bảo, Đà Nẵng (Ðức Giới Nghiêm là bổn sư và là Hoà thượng tế độ. Ðại đức Giới Hỷ là thầy Yết ma).

Từ năm 1976 đến năm 1989, Thượng tọa trụ trì chùa Huyền Không. Trong thời gian này Thượng tọa vận động hiệp hội Schmitz thông qua Phật tử tại Đức xây cầu Bạch Yến giúp địa phương. Ðây là một công tác xã hội có ý nghĩa lớn tại Huế.

Từ năm 1989 đến nay. Thượng tọa trụ trì Huyền Không sơn thượng. Tại cơ sở mới này Thượng tọa tiếp tục sáng tác thơ văn và góp phần đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.

Năm 2009 do sự chuyển giao trách vụ từ sư Tăng Định trụ trì chùa Kỳ Viên Q3 Tp .HCM đang tiếp tục xây dựng,Thượng tọa đảm nhận tiếp tục việc hoàn tất thủ tục liên hệ với chính quyền Tỉnh Lâm Đồng qua trung gian Ban Trị sự GHPG tỉnh để xin tôn tạo chùa Bửu Sơn – Đà Lạt với sự trợ giúp của cận sư nam Chơn MInh .( Báo Giác Ngộ).


Cư sĩ Chơn Minh và Hòa Thượng Giới Đức ( 2009 )

Là một bậc cao tăng có uy tín trong hệ phái PGNT, tuy tuổi đã cao nhưng ngài vẫn cống hiến khả năng mình không ngừng nghỉ vào việc phát triển PGNT rộng khắp đất nước Việt Nam thật đáng kính phục và là tấm gương cho chúng ta noi theo trong sự nghiệp phát triển đạo pháp tại Việt Nam .

Pháp Danh và Con Người  

Posted by Chơn Minh in

PHÁP DANH PHẢN ÁNH CON NGƯỜI ??
Mimosa
Giờ giao thừa ngày mùng một tết Canh Dần 2010, tiếng kinh Pali tán tụng Tam Bảo với giọng hải triều âm trầm hùng vọng lên trong không gian u tịch từ ngôi chánh điện chùa Huyền Không theo lối kiến trúc thuần Việt vừa an tịnh, vừa khoáng đảng, tỏa ngát hương thơm của các loại hoa mai, lan, cúc, thược dược, cùng với phong thái trang nghiêm của hai hàng đệ tử đấng Từ Phụ Thế Tôn do Sư Giới Đức dẫn chúng đang đảnh lễ, chúc xuân , chúc đạo, chúc thanh bình cho đất nước và an lạc cho mọi người. Tôi nghe và cảm nhận được giờ giao thừa đã điểm , tất cả đang đón chào một năm mới đang đến với ngàn cây , nội cỏ và với không gian của Huyên Không Sơn Thượng này .
“ Mới đó mà xuân đến nữa rồi
Chẳng ai hẹn ước, chẳng ai mời
Sơn lâm rộn rã, cây thay áo
Khí tiết hân hoan, gốc nẩy chồi
Mai tía mai vàng - tình bạn lữ
Đào phai đào thắm - nghĩa trần khơi
Trăng chơi mái đạo, sương xanh lá
Nắng dạo hiên thơ, chữ ấm lời
Kinh tụng, vén mây - nghe phải trái
Thiền hành, rẽ gió - ngắm đầy vơi
Sân thiền khóm trúc reo chim khách
Trầm thoảng am không, đá mỉm cười!

Phát triển PGNT tại Đà Lạt  

Posted by Chơn Minh in

Hướng nhìn về phát triển PGNT tại Đà Lạt
Mimosa
Từ thập niên 70 đến nay, PGNT đã vắng bóng taị Đà Lạt, có chăng với một Tịnh Xá Định Quang vắng ngắt như hiện nay . Vậy nếu như Bửu Sơn Tự xuất hiện trở lại dưới hình thức một ngôi tháp Xá Lợi đặc thù Nam Tông thì cần phải như thế nào để Bửu Sơn có thể hòa nhập vào sinh hoạt tôn giáo Đạo Phật gồm Bắc Tông và hệ phái Khất sĩ ở thành phố mù sương đậm chất du lịch này.
Thật vậy, nếu như ở tại nước ta chấp nhận nhiều hệ phái Phật giáo và PGNT chỉ là một trong những hệ phái Phật giáo tại Việt Nam thì tại nước ngoài , ở các quốc gia như: Cambốt, Thái, Lào, Ấn, Miến Điên , Tây Tạng, Singapore hay Srilanka đại bộ phận là PGNT bên cạnh thiểu số các nước theo Phật giáo “Bắc Tông” như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc v.v…
Vậy phải làm gì, để sống còn, để phát triển ,để hoà nhập vào sinh hoạt tâm linh tôn giáo và để được người dân Đà Lạt hoan hỷ chấp nhận hầu mang ánh sáng chánh pháp đến quần chúng nhân dân tại địa phương và các khách hành hương vãng lai hay lui tới xứ sở hoa anh đào này trong bối cảnh của ô nhiễm môi trường , sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, những thay đồi đợt ngột của khí hậu v..v…..Từng ấy yếu tố có thể cho ta thấy có mối tương quan nào trong việc tu tập không ?http://buusonpagoda.blogspot.com/2009/09/phat-trien-pgnt-tai-lat.html

Tự Bạch  

Posted by Chơn Minh in

Đôi dòng tâm sự
Chơn Minh



Cũng như bao nhiêu Phật tử khác, tôi đến với Phật giáo Nguyên Thủy và chỉ đơn thuần biết đến Phật giáo , biết đến đức Phật bằng những gì truyền tụng từ ngàn xưa như trong cổ tích , bằng những buổi theo chân mẹ lên chùa và mới đây được trải nghiệm nếp sống đạo qua 15 năm trong hoạt động khám bệnh từ thiện tại PKNĐ-Linh Quang ( hệ phái Khất sĩ ), Quận 4 .Tp HCM với cương vị là Trưởng phòng khám .
Cũng bởi vì thiếu chánh niệm nên tôi không hiểu tường tận thế nào là tính đa dạng về hệ phái của PGVN. Và với một cái nhìn cận cảnh hơn ở tuổi xế chiều tôi mới chạm tới PGNT, một hệ phái Phật Giáo đọc kinh bằng tiếng Campuchia ( thay vì tiếng Pali ) như tôi từng ngộ nhận từ năm 18 tuổi, vì đã một lần trải qua một đêm hạnh đầu đà tại chùa Bửu Quang năm 1970 .

Hiểu thế nào về Pháp Bố Thí  

Posted by Chơn Minh in

Rừng Thiền Viên Không
Đêm Hạnh Đầu Đà.T7/2010

Bài Pháp Thoại
Tìm Hiểu
Pháp Bố Thí
        ( Trích tác phẩm Những Lời Dạy Vàng của Đức Phật )
             Của Bộ Tôn Giáo Chính Phủ MYANMAR
                Do Đại Đức Thiện Minh soạn dịch

 Quốc An Sưu tập
( Pháp thí cúng dường chia sẻ cùng đại chúng )

I. Bố thí là gì ?
Bố thí là việc lấy của cải , tài sản, tài trí của mình để giúp đỡ hay đem cho người khác ( tự điển Myanmar-English trang 215 ).
Cúng dường cũng như nghĩa của bố thí, nhưng đối tượng nhận thí được sự cung kính nhiều hơn vi du : cúng dường chư tăng, cha mẹ. Đức Phật
II. Sự cần thiết của pháp bố thí :
Bố thí là 1 trong 10 phước Ba-la-mật cần thiết hoàn thành đầu
    tiên nhất .
Bố thí là thiện pháp quan trọng hàng đầu cho sự phát triển mọi thiện pháp .
 Bố thí và cúng dường làm cho tâm được an vui, giới đức tăng trưởng, hành thiền dễ dàng chứng đắc các
    tầng thiền .
 Phước thiện bố thí là báu vật riêng của mỗi người không ai chiếm đoạt được , phước lành theo sát ta như
    bóng với hình .Trong sanh tử luân hồi nhờ phước báu này bảo trợ dù tái sinh vào bất kỳ cõi giới nào đều
    cho quả lành an vui , phúc lạc.Tránh được nhiều sự hư hại chết chóc khổ đau .
 Phật dạy cần bố thí đến đối tượng khi thật sự cần thiết vừa đủ , nếu bố thí quá sức mình cuộc sống của
    mình lâm vào thiệt thòi . lo âu . tâm giảm đi an vui thì không nên .
 Bố thí coi như là xây một cây cầu để đi lên cõi trời là một hành trang vô cùng giá trị .