Rừng Thiền Viên Không
Đêm Hạnh Đầu Đà.T7/2010
Tìm Hiểu
Pháp Bố Thí
( Trích tác phẩm Những Lời Dạy Vàng của Đức Phật )
Của Bộ Tôn Giáo Chính Phủ MYANMAR
Do Đại Đức Thiện Minh soạn dịch
Quốc An Sưu tập
( Pháp thí cúng dường chia sẻ cùng đại chúng )
I. Bố thí là gì ?
Bố thí là việc lấy của cải , tài sản, tài trí của mình để giúp đỡ hay đem cho người khác ( tự điển Myanmar-English trang 215 ).
Cúng dường cũng như nghĩa của bố thí, nhưng đối tượng nhận thí được sự cung kính nhiều hơn vi du : cúng dường chư tăng, cha mẹ. Đức Phật
II. Sự cần thiết của pháp bố thí :
Bố thí là 1 trong 10 phước Ba-la-mật cần thiết hoàn thành đầu
tiên nhất .
Bố thí là thiện pháp quan trọng hàng đầu cho sự phát triển mọi thiện pháp .
Bố thí và cúng dường làm cho tâm được an vui, giới đức tăng trưởng, hành thiền dễ dàng chứng đắc các
tầng thiền .
Phước thiện bố thí là báu vật riêng của mỗi người không ai chiếm đoạt được , phước lành theo sát ta như
bóng với hình .Trong sanh tử luân hồi nhờ phước báu này bảo trợ dù tái sinh vào bất kỳ cõi giới nào đều
cho quả lành an vui , phúc lạc.Tránh được nhiều sự hư hại chết chóc khổ đau .
Phật dạy cần bố thí đến đối tượng khi thật sự cần thiết vừa đủ , nếu bố thí quá sức mình cuộc sống của
mình lâm vào thiệt thòi . lo âu . tâm giảm đi an vui thì không nên .
Bố thí coi như là xây một cây cầu để đi lên cõi trời là một hành trang vô cùng giá trị .
http://buusonpagoda.blogspot.com/2008/08/hieu-nao-ve-phap-bo-thi.html
III. Các Điều kiện của Bố thí :
III.1 Sự tác ý thiện tâm :
Nếu không có thiện tâm , tác ý để bố thí thì sự bố thí sẽ không thành tựu với đầy
đủ ý nghĩa của nó . Sư tác ý thiện tâm có 3 thời :
a. Trước khi bố thí :
Ta hoan hỷ nghĩ rằng “việc bố thí này là nhân lành để cho kết quả sự đầy đủ tài sản qúy báu hằng hỗ trợ ta ở những kiếp sống tương lai trong hai cõi trời và người, và sự giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi đau khổ ở vị lai.”
b. Trong khi bố thí đến tay người nhận :
Ta hoan hy suy niệm rằng : “Đây là những tài vật chỉ có giá trị tạm thời không bền vững lâu dài sẽ là nhân của nguồn phước báu trong tương lai. “
c. Sau khi bố thí xong :Thỉnh thoảng ta nhớ lại và suy niệm rằng: “ Ta đã làm được những việc mà các bậc hiền nhân, thiện trí từ ngàn xưa tới nay hằng tán dương “ .Nhớ càng nhiều lần càng tốt .
III.2 Bốn chi của sự bố thí:
1. Người bố thí .2. Sự tác ý thiện tâm bố thí .3. Vật để bố thí .4.Đối tượng nhận bố thí .
IV. Phân loại bố thí :
Bố thí phân thành 3 loại chính :
a. Bố thí theo tạng kinh :
(10 loại) Cơm.thức uống, vải vóc y áo,giầy dép, hoa, hương thơm,giường chõng , chỗ để nằm ngồi, bố thí chùa chiền, nhà ở cho chư tăng, nhà nghỉ , viện dưỡng lão, bệnh viện , các loại đèn thằp.b. Bố thí theo tạng luật :
(4 loại) Vải vóc , y áo đến tăng. Cơm nước, vật ăn thức uống,nhà ở đến tăng; các loại thuốc chũa bệnh.c. Bố thí theo tạng luận :
(6 loại ) bố thí hình sắc về nghệ thuật tranh ảnh làm tăng đức tin cho người Bố thí về âm thanh làm tăng đức tin , phát triển thiện pháp.
Bố thí về mùi hương : trầm hương .
Bố thí về vị :thức ăn , vật uống liên quan đến vị giác.
Bố thí về xúc : vải vóc , y áo chỗ nắm ngồi , nhà ở.
Bố thí về Pháp giảng:các loại phương tiện, sách kinh,giúp tăng cường trí tuệ.
V. Quả của bố thí :
Quả lành của sự bố thí làm cho an vui cả về thể chất lẫn tâm hồn, giàu sang phú qúy , làm chủ nhiều tài sản.Làm thành tưu mọi chí nguyện lành . Phước lành của sự bố thí là một trong 38 điều hạnh phúc lớn lao cao thương mà Đức Phật đã thuyết giảng
Người bố thí có 5 lợi ích trong hiện tại :
1. được phần đông quần chúng thương yêu mến mộ.
2. nhiều bạn hiền và các bậc hiền nhân và các bậc thiện trí thích thân cận gần gủi.
3. danh thơm tiếng tốt vang khắp nơi .
4. có tâm dũng mãnh không sợ sệt .
5. Được sanh vào cõi trời sau khi mạng chung.
Để quả lành của bố thí trổ sanh càng sung mãn và lớn lao còn phụ thuộc vào đối tương nhận bố thí vì nó có một tầm quan trọng không nhỏ trong sự trổ sanh lợi ích cho người bố thí :
Vi du : 1. Các thánh nhân ( đoạn tuyệt tam độc ): cho quả lành lớn lao nhất .
2. Các người đang tinh tấn đi tới sự thành tựu này.
3. Hạng người bình thường .
4. Súc sanh
5.1 5 loại bố thí hợp thời với quả lành: (kinhAnguttarannika2ya) :
1. Bố thí cho khách xa mới tới .
2. Bố thí cho người chuẩn bị đi xa.
3. Bố thí cho người bị bệnh hoạn
4. Bố thí cho nạn nhân thiên tai, những người trong hoàn cảnh cần thiết.
5. Bố thí trái cây đầu mùa cho các bậc có giới đức hạnh
5.2 5 loại bố thí không được quả lành :
1. Bố thí rượu và chất say .
2. Bố thí văn hóa không lành mạnh .
3. Bố thí thuê gái lầu xanh cho trai .
4. Bố thí bò cái đến bò đực.
5. Bố thí tranh ảnh không lành mạnh
5.3 5 loại bố thí cho quả lành tuổi thọ lâu dài :
1. bố thí bình lọc nước .
2. bố thí thuốc chũa bệnh .
3. bố thí chùa chiền , nhà ở. phước xá
4. tu bổ sửa sang nhà ở , chùa ,tháp cũ .
5. Giữ gìn 5 giới trong sạch .
5.4 Trường cửu thí :
1. Bắc cầu , mở đường cho người đi bố thí cho cộng đồng .
2. Tạo nguồn nước sạch cho người tứ phương dùng .
3. Xây cất bệnh viện phòng thuốc ,phước xá. Nơi ở công cộng
Với trường cửu thí này quả lành hằng hằng mãi mãi trổ sanh tăng trưởng không ngừng nghỉ sau khi chết rồi được thọ sanh vào cõi trời dục giới hưởng nhiều an lạc.
Là Phật tử khi chúng ta thực hành pháp bố thí thì cần hiểu rõ việc mình làm trong chánh niệm tỉnh giác khõng nên bị ngoại cảnh chi phối tác ý thiện tâm của mình có như vậy việc bố thí của chúng ta mới thành tựu viên mãn .
This entry was posted
on Thứ Ba, 19 tháng 8, 2008
at 17:27
and is filed under
pháp thoại
. You can follow any responses to this entry through the
comments feed
.