Rừng Thiền Viên Không
***********************
Chế Độ Dinh Dưỡng
cho các Sư Cao Tuổi
Biên soạn Ly. Lê – Khắc – Chiếu
Nguyên Trưởng phòng khám từ thiện
Linh Quang. Q4
Linh Quang. Q4
I. Nhận Định Khái Quát :
Được duyên lành xuất gia gieo duyên tại Viên Không, tôi có nhiều dịp tìm hiểu sâu thêm về PGNT . Không dám lạm bàn về Phật pháp mà chỉ muốn nhìn thẳng vào thực tại hiện tiền của sự việc mà nhận định vấn đề qua lăng kính chuyên môn về những món tứ vật dụng mà phật tử dâng cúng đặc biệt là thuốc chữa bệnh qua lăng kính chuyên môn của người . Từ phạm trù này qua việc tham khảo thêm sách vở khi đọc các tiểu sử vắn tắt của các Sư PGNT ít nhiều đã hình thành trong tôi khái niệm về chế độ thực dưỡng của qúy sư , tình hình sức khỏe thể chất qua cuộc sống hàng ngày ngoài việc tu tập của các ngài. Ở đây chúng ta cùng bàn đến khía cạnh khoa học trong ăn uống bên cạnh câu nói “Nghĩ đến cơ thể thì đừng cầu không bệnh tật vì không bệnh tật thì tham dục dễ sanh “ .Ai cũng hiểu điều đó nhưng về tâm lý mà nói mấy ai trong chúng ta lại muốn bị dày vò bởi một căn bệnh hay một khuyết tật bẩm sinh về sức khỏe . Câu trả lời chắc chắn là không vì nó sẽ cản trở người tu sĩ rất nhiều trong việc tu tập . Các sư có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý nên rất nhiều sư ở các chùa bị đau bao tử, rối loạn tiêu hóa và nhất là bệnh tiểu đường khá phổ biến ở các sư trung niên và cao tuổi.
Ngồi nghe sư ban pháp thoại hay soạn dịch kinh, tôi giật mình khi chợt hiểu các sư không tiếc gì bản thân để hoằng truyền giáo pháp đến mọi người. Cái già nó tới và ủ chụp lên cuộc sống của chúng ta và bệnh tật xuất hiện như một quy luật tự nhiên của cuộc sống .
Vậy trong khi tu hành với một chế độ dinh dưỡng hợp lý ít nhiều cũng giúp bảo tồn sức khỏe cho qúy Sư cao tuổi , vì phòng bệnh hơn chữa bệnh .
Người xưa có nói “ Bệnh tùng khẩu nhập “nhất là trong tình hình thực phẩm hiện nay
Các bệnh như CHA, tiểu đường, loãng xương, táo bón, rối loạn tiêu hóa, sơ gan,viêm gan,mất ngủ hay đột qụy chúng nó không chừa một ai và ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải khi tuổi đã cao , sức đề kháng yếu hay làm việc quá sưc mình và trong khuôn viên chùa dù là Bắc hay Nam Tông , một điều chắc chắn là không có người chuyên môn về y học thường thức để lo cho qúy sư , ngoài việc tinh tấn tu học nhưng kiến thức y học ít nhiều cón hạn chế .
“ Phòng bệnh hơn chữa bệnh “ đó là câu châm ngôn trong cuộc sống. Nếu nhà bếp các chùa quan tâm đến chế độ thực dưỡng thì cho dù chay hay mặn, tôi nghĩ sẽ đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe qúy sư hơn là dùng thuốc. Vì thuốc là để trị bệnh chứ không có thuốc gia tăng sức khỏe trước tiến trình lão hóa không tránh khỏi này.
Cuộc sống con người là quá trình phối hợp cả 3 cuộc sống :
Tinh thần (Spiritual life), thể chất (Physical life) và vật chất (Material life).
Lão hóa làm cho mọi hoạt động của con người trở nên chậm chạp, nặng nề và thiếu chính xác, thể trạng cơ thể thay đổi lớn, sức đề kháng kém dần và hoạt tính tiêu hóa của nước bọt giảm sút, trương lực và sức co bóp của dạ dấy giảm , dễ bị sa dạ dầy, giảm bài tiết dịch vị nên tiêu hóa thức ăn kém, nhu động ruột giảm dễ dẫn đến táo bón, mà táo bón kéo dài lâu ngày sẽ làm đầy hơi khiến giảm cảm giác thèm ăn.Như vậy chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người già phải hợp lý để cho tinh thần đưọc thoải mái.
1. Do người cao tuổi hoạt động thể lực ít hơn so với lúc trẻ và khối cơ cũng giảm đi 1/3 do vậy nhu cầu năng lượng cũng giảm đi . Trung bình người cao tuổi chỉ cần từ 1700-1800 calo trong một ngày, nếu như vẫn thấy thèm ăn vì ăn nhiều thì dễ dẫn tới thừa cân .
2. Về nhu cầu chất Bột Đường :
Sự dung nạp chất bột đường ở người cao tuổi cũng bị giảm, nên người già dễ bị tăng đường huyết nếu như chế độ dinh duỡng quá giầu chất bột đường, nhất là các loại đường hấp thu nhanh như các loại đường mía, nước ngọt và bánh kẹo do đó sư cao tuổi nên hạn chế những loại thức ăn này mà nên ăn những loại ngũ cốc và tinh bột như gạo , ngô hay là bánh phở khoai .Các loại khoai vừa giầu chất xơ lại chống táo bón . Đối với gạo thì chỉ cần chọn gạo dẻo không mốc và không chà xát trắng quá là được. Riêng với gạo đỏ còn gọi là gạo lức rất giầu Vitamin B1 và giầu chất xơ rất cần thiết cho người cao tuổi.
3. Về nhu cầu chất Béo
Sự hấp thu lipit ở người cao tuổi cũng giảm đi nên người cao tuổi dễ bị tăng mỡ trong máu tạo xơ cứng thành mạch gây chứng CHA, vì thế người cao tuổi nên hạn chế chất béo nhất là các loại mỡ động vật và thêm vào đó là dầu thực vật, ngoài ra nên ăn 1 lòng đỏ trứng/tuần đối với người có rối loạn lipit máu . Tuy nhiên không nên ăn quá ít chất béo vì cholesterol là chất tham gia trong cấu tạo thành mạch và nếu ít quá lại gây ra vỡ thành mạch nếu như có CHA đi kèm .
Cholesterol kết hợp với acid béo tạo ra cholesterol tỷ trọng thấp (LCL) và cholesterol tỳ trọng cao ( HCL) . Loại cholesterol tỷ trọng thấp rất có hại cho cơ thể , trong khi cholesterol tỷ trọng cao lại có tác dụng bảo vệ tim mạch hay còn gọi là cholesterol có lợi cho cơ thể . Ăn thức ăn có mỡ động vật sẽ làm tăng cholesterol tỷ trọng thấp, nếu như đi bộ nhiều như đức Phật ngày xưa và thường xuyên sẽ làm tăng cholesterol có lợi cho cơ thể .
4. Về nhu cầu chất Đạm :
Khả năng tiêu hóa và tổng hợp chất đạm ở người cao tuổi đều giảm nên người cao tuổi rất dẽ bị thiếu đạm . Quá trình phân hủy đạm ở ruột già nhất là đạm động vật tạo ra những chất thối rữa , nếu như bị táo bón quá lâu thì những chất này sẽ gây bất lợi cho cơ thể vì sự tái hấp thu các chất cặn bã vẫn xầy ra ở ruột già
(Trược mà bị hấp thu vào máu sẽ có hiện tượng máu trong thân bị nhiễm bẩn và ảnh hưởng đến việc thanh lọc tâm về mặt vật lý ) .
Do vậy Sư cao tuổi nên hạn chế thức ăn động vật mà nên ăn cá vì trong cá có nhiều acid béo cần thiết cho cơ thể . Một tuần nên ăn cá ít nhất là 3 ngày, phối hợp với đạm thực vật có trong các loại đậu , nhất là đậu nành , đậu cove …. Một chế độ ăn thuộc hệ rau quả giầu chất xơ rất có lợi cho sư cao tuổi .
5. Về nhu cầu nước và sinh tố :
Sư cao tuổi cũng dễ bị thiếu nước do tính hấp thu bị giảm do đó nên uống nhiều nước mặc dù không khát .Sư cao tuổi dễ bị suy dinh dưỡng do hoạt động tiêu hóa vá hấp thu giảm đi kèm với thiếu sinh tố . Vì vậy sư cao tuổi nên ăn nhiều trái cây để bổ sung sinh tố .
STT | LOÏAI THÖÏC PHAÅM | TAÏI SAO NEÂN AÊN | TRÒ BEÄNH |
1 | Chuoái | Haøm löôïng Kali cao gaáp 3 laàn caùc loïai traùi caây khaùc | Haïn cheá chöùng roái loïan Thaàn kinh thöïc vaät , run raåy ,ngaên ngöøa ung nhoït , nhuaän tröôøng, raát toát cho BN tieåu ñöøôøng |
2 | Ñaäu naønh ( cheá bieán döôùi daïng töông ñaäu phuï , söõa ñaäu naønh , chao , taøu huõ ky ) | Giaù trò dinh döôõng cao caàn cho cô theå , cung caáp muoái khoaùng , taêng löïc | Lôïi cho söï tieâu hoùa & taêng theâm söï haáp thuï cho cô theå |
3 | Vöøng ( meø ) | Coù nhieàu tinh daàu thöõc vaät , haøm löôïng Cholesterol ít | Beänh sô vöõa ñoäng maïch , boå cô baép , choáng laõo hoùa , taùo boùn , toùc baïc . |
4 | Cuøi long nhaõn | Gía trò döôc hoïc cao boå naõo , an thaàn . | Caùc chöùng beänh hay queân , ñaõng trí ôø ngöôøi gìa , loïan nhòp tim , lo sôï , vaùng ñaàu |
5 | Maät ong | Thanh nhieät , giaûi ñoäc | Caùc beänh vieâm loeùt da daày .CHA |
6 | Söõa chua , söõa boø | Ngaên ngöøa caùc vi khuaån ñoäc haïi xaâm nhaäp vaø sinh soâi trong ruoät , kích thích khaû naêng tieâu hoùa cuûa daï daày , vì chöùa nhieàu albumin , môõ beùo , ñöôøng coù taùc duïng gia taêng trao ñoåi chaát . | Taêng cöôøng khaø naêng choáng nhieãm caûm , ngaên ngöøa beänh ñoäng maïch vaønh , chaäm quy trình laõo hoùa . |
7 | Caàn taây | Choàng co giaät , haï huyeát aùp , khaùng khuaån , giaûm ñau | CHA, ñau xöông vieâm khôùp , phong thaáp , choáng thieáu maùu . |
8 | Khoå qua(möôùp ñaéng) | Maùt cô theå , deã tieâu, ñieàu hoøa thaân nhieät | haï HA , nhöùc ñaàu , tieâu vieâm , giaûi ñoäc |
9 | Ñaäu phoïng | Coù haøm löôïng chaát beùo thaáp & hôïp chaát resratol coù lôïi cho tim . | Coù lôïi cho tim maïch |
10 | Nöôùc cheø | Kích thích tieâu hoùa , Kích thích heä TKTW , naâng cao naêng löïc laøm vieäc , giaûi meät | Chaéc raêng , choáng tieâu chaåy |
11 | Ñaäu ñen | Döôõng huyeát , tö aâm , haï nhieät giaûøi ñoäc | Thaän aâm suy , maét loøa thi löïc yeáu |
12 | Rau moàng tôi , Rau deàn , bí ngoâ | Maùt , chöùa nhieàu vitamin , boå naõo , haï nhieä , tieâu vieâm | Caùc beänh vieâm loeùt , giaûm trí nhôù , nhöùc ñaàu .. |
This entry was posted
on Thứ Tư, 14 tháng 2, 2007
at 04:58
and is filed under
Y hoc
. You can follow any responses to this entry through the
comments feed
.