Biên soạn Sadi.: Sacca Vijjo
Ngồi trên xe khách chất lượng cao để lên Đà Lạt hay về TP.Hồ Chí Minh, du khách không ai mà không để ý thấy hay không biết ngã ba ông Phật lộ thiên giữa đường đèo Prenn, Đà Lạt sát bên khu dã ngoại thác Datangla và ngay ngã ba đường vào Trúc Lâm Thiền Viện
Tượng Phật ngồi đó, không biết tự bao giờ mà theo dân địa phương cho biết tại đây từ 1965 đã có một ngôi chùa lấy tên là Bửu Sơn tự do một vị sư hệ phái Nam Tông (PGNT.Theravada) sáng lập đó là Ngài cố trưởng lão Hòa Thượng Giới Nghiêm, nhưng sau do tình hình an ninh bất ổn nên chùa bị phá bỏ và chỉ còn trơ lại nền chùa cùng một pho tượng Phật uy nghi ngồi dưới cội bồ đề đã hàng chục năm tuổi . Có tin đồn rằng tượng Phật này rất linh , có lúc đã bị đánh cắp, nên khi đi du lịch hành hương hàng năm du khách thường ghé vào, khấn vái thắp nhang cầu nguyện.
Tôi, cũng như bao khách vãng lai khác vô tình dừng xe Honda trên dốc đá, vào một chiều mây mù ảm đạm tháng bảy mưa ngâu. Khi cơn mưa đã đi qua, chỉ còn lác đác vài giọt rơi buồn tênh giữa cái trầm buồn của tiết thu tháng 7. Thấy lòng mình se lại và dòng tư tưởng ngưng đọng , xót xa cho một cảnh chùa mà quá khứ đã làm nó đổ nát và hiện tại nó vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt với bức tượng Thích Ca Mâu Ni.
Sự việc này đã khiến người dân khu phố 7, tổ 80 phường 3, Đà Lạt và du khách hết sức đau lòng , tất cả đều trông chờ được chính quyền Tỉnh Lâm Đồng tái xác nhận sự hiện hữu của chùa Bửu Sơn ,là tài sản hợp pháp của GHPGVN theo tinh thần của điều 28 chương VI Hiến chương GHPGVN, và được luật pháp bảo hộ theo tinh thần của điều 26 chương IV Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo và cho phép tôn tạo lại một di tích văn hóa của Phật giáo nguyên thủy nơi thành phố mù sương này .
Thực hiện phóng sự để ghi nhận sự việc xin tôn tạo này , tôi bàng hoàng sửng sốt khi hiểu rằng người bắt đầu quá trình là Đại Đức Thích Tăng Định (Sư Pa Lô),Trụ trì chùa Kỳ Viên.Q3.TpHCM, với giấy giời thiệu của Văn phòng 2 GHPGVN , đại diện ủy thác của HT. Siêu Việt từ năm 1996 đã đến chính quyền Tỉnh Lâm Đồng nạp đơn của Ngài Siêu Việt xin phép tôn tạo lại chùa Bửu sơn-Đà Lạt , trải qua hàng chục năm , quãng thời gian dài đăng đẳng đến nay , có lúc Đại Đức phải lặn lội đội mưa nắng ra đến Hà Nội cùng một số phật tủ , chầu trực tại Phòng tiếp dân của TW Đảng hay MTTQ-TW nộp đơn khiếu nại để xin giải quyết đất đai của chùa Bửu Sơn và xin tôn tạo lại chùa .
Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước chắc không thể nào không xúc động trước những hy sinh thầm lặng và những đóng góp thời gian qúy báu của Sư Tăng Định cho việc xin tôn tạo lại một ngôi chùa cổ , nơi hoằng truyền đạo pháp của Đức Thế Tôn đến với quần chúng Đà Lạt .
Dù đang ở cương vị Trụ Trì chùa Kỳ Viên ,nguyên là trụ sở của Hệ phái Tăng gìa Nguyên Thủy, Sư cũng đổ mô hôi , xôi nước mắt với việc xây dựng chùa nhà đang rất bộn bề tại Tp .Hồ Chí Minh .Nhưng vì tuân theo những ủy thác của Thầy tổ để lại là “ cố gắng xin lại cho nhân dân Đà Lạt một nơi sinh hoạt tâm linh đã bị mai một theo thời gian trong suốt chiều dài lịch sử với ý nguyện ấp ủ của Hệ phái là phát triển PGNT tại vùng đồi Tây Nguyên lộng gió này “ .
Qua biết bao nhiêu khó khăn với đủ loại giấy tờ và cả biến cố khuya ngày 16/06/2005 Tượng Phật tưởng không ai còn để ý đã bị kẻ lạ mặt đánh cắp chở về Saigon khiến dư luận bùng lên phản đối và vì cũng chẳng có ai ở đó để bảo quản tương phật của chùa, vì chùa chưa được CQ Tỉnh chính thức xác lập...
Bởi ý thức việc xin tôn tạo này là việc chung ,nên trong tất bật của Phật sự tại Saigon Đại Đức Tăng Định đã nhờ Sư Giới Đức ,trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thướng. Huế tham gia giúp đỡ tiếp tục việc xin tôn tạo chùa Bửu Sơn và ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh không quản ngại xa xôi đã nhận sự ủy thác này vì lợi ích của PGNT và quảng đại quần chúng .
Bởi ý thức việc xin tôn tạo này là việc chung ,nên trong tất bật của Phật sự tại Saigon Đại Đức Tăng Định đã nhờ Sư Giới Đức ,trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thướng. Huế tham gia giúp đỡ tiếp tục việc xin tôn tạo chùa Bửu Sơn và ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh không quản ngại xa xôi đã nhận sự ủy thác này vì lợi ích của PGNT và quảng đại quần chúng .
Bằng một thỉnh nguyện thư với trên dưới 100 chữ ký của đồng bào địa phương P03- Đà Lạt đề nghị Sư Giới Đức ( bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) đứng ra xin tôn tạo chùa . Người dân tin tưởng vào tài vận dụng hài hòa của sư giữa kiến trúc Việt hòa lẫn với nét văn hóa của PGNT, một hệ phái được quốc tế công nhận bên cạnh Bắc Tông, thì một kiểng chùa Nam Tông với Bảo Tháp Xá Lợi sẽ không những không làm hại cảnh quan đường đèo Đà Lạt mà trái lại Bửu Sơn tự sẽ là một nét chấm phá đầy tính nghệ thuật và nhân văn sẽ góp mặt trong quần thể kiến trúc Phật Giáo tỉnh Lâm Đồng sánh vai với các hệ phái khác.
Nguỡng mong các bậc tôn giả, trưởng lão trong các hệ phái và trong GHPG-Tỉnh cùng các cấp chính quyền tỉnh Lâm Đồng, và UBND Thành phô Đà Lạt nhìn nhận vấn đề phục hồi Bửu Sơn tự là một thực tế đầy tính Logic để vùng núi đồi Đà Lạt vừa là một thắng cảnh du lịch lại vừa là một khu đất tâm linh tiềm năng ươm trồng hạt giống Phật pháp.
Quang cảnh Bửu Sơn Tự sẽ biểu hiện một nếp sống đạo giải thoát cho mọi người.Một cảnh quan văn hóa của Đà Lạt mù sương này .
Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma Sambhudhasa.
Đà Lạt,
phố núi mù sương
This entry was posted
on Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011
at 21:28
and is filed under
Tham Luận
. You can follow any responses to this entry through the
comments feed
.